Bim Chủ Nhà
Thú nuôi của bạn : Giới tính : Bạn thuộc cung : Bạn sinh năm con : Tổng số bài gửi : 382 Tài sản $$$ : 2750908 Birthday : 06/06/1989 Ngày đăng ký : 08/12/2009 Age : 35 Đến từ : Krasnoyarsk,Russia
| | Teen biến rạp phim thành nhà nghỉ | |
Thứ ba, 01 Tháng 9 2009 13:47 Đang say sưa xem phim, nghe thấy tiếng kêu lạ sau lưng, Trân quay đầu lại và tá hỏa khi thấy đôi nam nữ quấn quýt hồn nhiên ở dưới. “Đó không phải là lần đầu tiên mình nhìn thấy cảnh tương tự như thế”, Trân kể. “Nhưng mình luôn cảm thấy xấu hổ thay cho những bạn trẻ đó. Ngược lại, ngay cả khi biết bị chú ý, có vẻ họ vẫn chẳng thấy ngượng ngùng gì cả. Ở trong rạp mà họ cứ như đang ở trong nhà nghỉ vậy”.
Rạp vắng vẻ, nhưng chẳng có khán giả nào muốn ngồi ở khu vực trung tâm, vốn rất thuận tiện để xem phim. Nếu ở Hà Nội, hệ thống rạp chiếu phim bị đánh giá là ít ỏi và luôn ở trong tình trạng quá tải, thì ở Sài Gòn, có lẽ ngay cả nhiều đại diện giới trẻ ở đây cũng chẳng thống kê hết được chính xác trên địa bàn thành phố có bao nhiêu điểm xem phim. Khán giả có xu hướng đổ xô về vùng trũng là các Cineplex, khu phức hợp chiếu phim kèm dịch vụ ăn uống, giải trí, hầu hết thuộc quyền sở hữu tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, như MegaStar, Cinebox, Galaxy... Hệ quả là ở nhiều rạp còn lại, sự vắng vẻ vô tình trở thành tác nhân khiến nhiều đôi bạn trẻ “tức cảnh sinh tình”.
Thực ra, chuyện những cặp tình nhân chọn rạp phim làm “bến đỗ” không mới, bởi từ trước đến nay, ánh sáng tù mù trong rạp cùng cách bài trí ghế ngồi “người sau không nhìn thấy người trước, người trước chăm chăm nhìn màn ảnh” vốn là điều kiện lý tưởng để họ bày tỏ tình cảm. Nhưng xuất phát từ sự cạnh tranh của các rạp trong thành phố, cơ sở hạ tầng của các điểm chiếu phim được cải thiện đáng kể, khiến sự tiện nghi ở những điểm này trở thành điểm hẹn lý tưởng của những nam thanh nữ tú ở độ tuổi học sinh, sinh viên.
Lâm, tân sinh viên ĐH Bách Khoa TP HCM, kể: “Học sinh cấp III thường chọn vào các rạp vắng, phần vì giá vé rẻ, phần vì đó là những địa điểm khá lý tưởng để ‘tâm sự’ với bạn gái”. Theo Lâm, đối với giới học sinh, việc bỏ ra 50.000 đồng để có được một nơi thư giãn “có máy lạnh, không bị ai để ý trong ánh sáng mù mờ trong thời gian 2 giờ đồng hồ” là lựa chọn tối ưu, bởi họ không được thoải mái đến thế trong các quán cà phê mà… nhà nghỉ thì không phải cô cậu học trò nào cũng dám nghĩ tới.
Nơi công cộng thành phòng riêng
Một tối thứ năm, khi lượng khán giả ít ỏi của rạp T. đang dõi mắt nhìn theo các nhân vật trong bộ phim Kỷ băng hà 3 nhảy nhót trên màn ảnh rộng. Đột nhiên mạch cảm xúc của người xem bị cắt ngang bởi tiếng cười rúc rich nhưng nghe khá rõ của một cặp uyên ương từ giữa rạp. “Nào, anh bỏ cái tay ra”, cô gái vừa cười vừa vùng vằng. “Suỵt!”, người con trai đưa tay lên miệng và dáo dác nhìn quanh. Khi thấy những người bên cạnh tỏ vẻ khó chịu. Người con trai nhắn cô gái còn tuổi teen chuyển chỗ lên những hàng cuối cùng của rạp, nơi chẳng có ai lựa chọn để ngồi.
“Chuyện đó diễn ra thường xuyên ở trong rạp, chúng tôi chẳng thể làm gì vì rạp chỉ có thể khuyến cáo họ không nên nghe điện thoại, hút thuốc, gây mất trật tự, gây ảnh hưởng đến người khác, chứ chẳng thể nào yêu cầu họ ra khỏi rạp được”, một nhân viên của rạp tâm sự và yêu cầu không tiết lộ danh tính. “Vé vào các suất chiếu hạ giá và ban ngày chủ yếu là bán cho các bạn học sinh sinh viên. Ngày nào cũng có những cặp đôi còn mặc nguyên đồng phục dắt nhau vào rạp”.
“Do chưa bao giờ rạp kín chỗ, nên chẳng có chuyện người xem phải ngồi đúng số ghế. Họ cứ vào trong và chọn cho mình chỗ ưng ý nhất”, người này nói tiếp. “Thế mới có chuyện có hôm mỗi hàng ghế của rạp chỉ có đúng một án ngữ, chẳng cần biết nội dung phim hay dở thế nào”.
Khán giả vào rạp đa phần là những cặp nam thanh nữ tú dập dìu. Có một điều đáng nói nữa là ở những rạp vắng này, hầu như chẳng khi nào người ta thấy nhân viên của rạp xuất hiện khi bộ phim đang chiếu. Nên những đôi uyên ương nếu có dừng các hành động “tâm sự” lại hoặc chuyển chỗ chủ yếu là vì ánh mắt khó chịu của người xung quanh, chứ không phải là do bị nhắc nhở.
Khán giả bất đắc dĩ
Không ít người tỏ ra bất bình khi đi xem phim tại một số rạp ở TP HCM nhưng lại phải “chiêm ngưỡng” cả những cảnh “tìm hiểu giải phẫu cơ thể” của các cặp tình nhân trẻ.
“Rất tai hại là khi tôi đưa con gái mới 14 tuổi đến rạp, trên đường về nó kể rằng trong lúc đang xem phim, nó nhìn thấy ‘anh bên cạnh cho tay vào trong áo chị bạn’. Tôi sững sờ chẳng biết phải nói với con thế nào”, chị Tâm, chủ quán cà phê trên đường Nguyễn Đình Chiếu (Quận 3), kể. “Không hiểu những đứa trẻ đang ở tuổi học sinh đó có biết ngồi cạnh chúng là một em bé gái hay không?”.
Còn Trân, cô bạn từng chứng kiến cảnh quần áo vắt trên thành ghế thì giờ “thề sống thề chết” là không đi xem phim ở các rạp vẳng vẻ nữa, dù điểm đó có gần nhà cô hơn các khu Cineplex khác.
Khiêm, từ Hà Nội vào học ĐH Ngoại Ngữ Tin Học TP HCM, cũng kể: “Hồi đầu năm thứ nhất, mình bắt đầu ‘cưa’ một bạn gái cùng lớp và vẫn giữ thói quen cũ như ở Hà Nội là đi xem phim vào cuối tuần. Khi mình ngỏ lời rủ cô nàng đi xem, nàng nhận lời, nhưng khi mình đưa nàng tới rạp Đ., nàng nhất quyết không vào, nằng nặc đòi về và không nói chuyện với mình trong một thời gian. Hỏi ra mới biết nàng từng nghe kể là ‘những người rủ bạn gái đi xem ở rạp Đ. là những người có ý đồ’… Quả thực mình rất sốc”.
| |
|